Sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số đã tạo “cú huých” thay đổi phương thức làm việc của phần lớn các doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tuyển dụng nhân sự. Theo đó, người dân được rút ngắn cơ hội tiếp cận việc làm, tiết kiệm được thời gian lẫn công sức tìm việc so với trước đây.
Nếu việc học chỉ giới hạn ở phạm vi trường học, các em học sinh sẽ khó có thể tiếp cận những tri thức mới đòi hỏi sự tìm tòi, tự học cao. Kể từ sau Covid-19, việc dạy học trực tuyến trở nên phổ biến và trở thành phương phương thức dạy học mới, hỗ trợ, thúc đẩy chất lượng giáo dục tại Việt Nam.
Việc kết nối khám, chữa bệnh từ xa đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Qua đó, nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sĩ tuyến trên hội chẩn từ xa phẫu thuật thành công tại cơ sở y tế địa phương, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
Chính quyền ở cách xa người dân. Nhưng chính quyền số thì lại ở bên cạnh người dân, ngay trong chiếc điện thoại của người dân. Người dân thay đổi thói quen, từ hiện diện ở cơ quan chính quyền khi thực hiện thủ tục hành chính, sang ngồi ở nhà làm dịch vụ công trực tuyến.
Danh tính số và chữ ký số là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến việc tạo ra một xã hội số thực sự - một xã hội có thể mở đường cho việc cải tiến và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Làng truyền thống có một giới hạn địa lý nhất định. Khi kết nối internet, không gian làng đã được mở rộng, không còn giới hạn nào nữa. Người dân ở trong làng vẫn có thể “biết chuyện trong thiên hạ” nhờ vào kết nối internet.
Là một trong những địa phương xây dựng thôn thông minh đầu tiên của huyện và là điểm chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, xã Định Hưng và Định Long (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai sâu rộng công tác chuyển đổi số (CĐS), đặc biệt là các mô hình CĐS đã đem lại nhiều tiện ích thiết thực trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ngày 19 tháng 4 năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS, ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Làng số cần người đóng vai trò của “già làng số”, là người đi đầu, tiên phong sử dụng công nghệ và sau đó là hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu quả.
Làng số viết về khát vọng dùng công nghệ số để thay đổi cuộc sống, thông qua những câu chuyện về việc người dân đã tự dùng công nghệ số để giải quyết các vấn đề của chính mình, từ đó, giúp gia đình mình, làng xóm mình thay da đổi thịt.
Đề án được ban hành kèm theo Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) năm 2023 đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ 94,74% tán thành, có nhiều chính sách mới nổi bật giúp công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Có thể coi Luật này là Luật cơ bản về chuyển đổi số.