Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại phục vụ Chính phủ số là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính thiết yếu và bắt buộc của hạ tầng số.
Từ năm 2018, Thừa Thiên Huế bắt tay vào phát triển dịch vụ Phản ánh hiện trường trên nền tảng Hue-S nhằm tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân. Tất cả các ý kiến, nguyện vọng, bức xúc của người dân đều được chính quyền tiếp nhận xử lý.
Nhằm tận dụng hiệu quả tiềm năng của dữ liệu trong bối cảnh chuyển đổi số được triển khai trên mọi lĩnh vực, TP. Đà Nẵng đã xây dựng kho dữ liệu dùng chung phục vụ nhu cầu chia sẻ dữ liệu đã được chuẩn hóa, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành, báo cáo và ra quyết định của lãnh đạo thành phố cũng như cung cấp nguồn dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp.
Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”. Sau nửa năm thực hiện, từng chi bộ, đảng viên đã bắt kịp với công nghệ 4.0, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức, cơ sở đảng.
Chuyển đổi số liên quan đến sự thay đổi và do vậy nó là vấn đề về thể chế nhiều hơn là vấn đề về công nghệ. Bởi vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số. Thủ tướng là Chủ tịch Ủy ban cho thấy rõ cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ đối với công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực.
Chỉ trong vòng hai tuần từ ngày 29/08/2021 đến 15/09/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thiết lập được 10.596 điểm cầu trực tuyến và điện thoại cố định tại các sở chỉ huy phòng, chống dịch tại các xã/phường trên toàn quốc.
Các xã miền núi của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh đã và đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số - “Cuộc cách mạng toàn dân”, đi từ việc thay đổi tư duy nhận thức, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền để mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân vùng cao.
Trong năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận sự bức tốc ngoạn mục trong hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Nhằm thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối toàn cầu, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát động Phong trào Chuyển đổi số.
Tổng đài tự động chăm sóc F0 tại nhà được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), có chức năng tư vấn, hỗ trợ chăm sóc y tế qua hình thức hội thoại 2 chiều là: Tổng đài nhận số gọi đến của F0 liên hệ khi cần hỗ trợ y tế và Tổng đài tự động gọi tới các F0 để thăm hỏi sức khỏe định kỳ và hỗ trợ cách chăm sóc, điều trị.
Việc vận hành hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu dân cư trên quy mô quốc gia đã và đang được triển khai mang lại kết quả quan trọng, không chỉ làm giàu thêm Hệ sinh thái Chính phủ điện tử mà còn góp phần kiến tạo Chính phủ liêm chính, hành động, phát triển, phục vụ nhân dân, đảm bảo an ninh con người.
Trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên phổ biến, với lượng thông tin và website khổng lồ, đa dạng là phương tiện đắc lực cho người dùng trong cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường mạng luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, nguy cơ. Chính vì vậy, sự ra đời của nền tảng Tín nhiệm mạng góp phần kiến tạo “niềm tin số”, thúc đẩy không gian mạng phát triển an toàn, lành mạnh.