Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại phục vụ Chính phủ số là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính thiết yếu và bắt buộc của hạ tầng số.
Dữ liệu là tài nguyên quốc gia trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam. Giá trị của dữ liệu thể hiện ở việc biến nó thành thông tin, thành tri thức của đất nước, của nhân loại. Vậy nên, cần có công tác xây dựng cùng những chính sách quan tâm, đẩy mạnh phát triển dữ liệu.
Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam.
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành tổng số 80 nhiệm vụ, giải pháp. Đến nay, đã có 08/80 nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025 được hoàn thành.
Trong năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận sự bức tốc ngoạn mục trong hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Nhằm thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối toàn cầu, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát động Phong trào Chuyển đổi số.
Việc vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ lệu dân cư trên quy mô quốc gia đã và đang được triển khai mang lại kết quả quan trọng, không chỉ làm giàu thêm Hệ sinh thái Chính phủ điện tử mà còn góp phần kiến tạo Chính phủ liêm chính, hành động, phát triển, phục vụ nhân dân, đảm bảo an ninh con người.
Trong thời đại số, môi trường mạng luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro, nguy cơ khi lượng thông tin và website khổng lồ và đa dạng. Sự ra đời của nền tảng Tín nhiệm mạng góp phần kiến tạo “niềm tin số”, thúc đẩy không gian mạng phát triển an toàn, lành mạnh.
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và triển khai thử nghiệm Trợ lý ảo đóng vai trò như một thư ký riêng, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án. Đây được coi là một bước đi có tính đột phá về chuyển đổi số trong ngành Tòa án.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ “thần tốc” (khoảng 95% cơ quan, đơn vị) so với thời gian để các Cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam năm 2022. Để có được kết quả kể trên, tỉnh Quảng Ninh đã rất chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy nền sản xuất thông minh, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử. Báo cáo Sơ kết tình hình chuyển đổi số quốc gia 6 tháng đầu năm 2023 đã chỉ ra những kết quả nổi bật trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành và địa phương.
Tại Phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ diễn ra ngày 12/07/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2022 tại địa chỉ: https://dti.gov.vn/xep-hang-2022.