Hệ sinh thái công dân số từ sự chung sức của nhiều bộ, ngành, địa phương

Sáng 9/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)

 Sáng 9/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06)

Hội nghị do Bộ Công an phối hợp với VPCP tổ chức, được kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 10.644 điểm cầu UBND cấp huyện, cấp xã. 130.700 đại biểu tham dự Hội nghị qua gần 11.000 điểm cầu trên cả nước kết nối với điểm cầu trung tâm với sự tham gia của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về CĐS; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp (DN) hiểu, sử dụng, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế, xã hội của người dân. Nhưng để làm được điều đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án 06, với 7 quan điểm chỉ đạo, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với lộ trình triển khai cụ thể.

Báo cáo của Bộ Công an cho biết, trong năm 2022, tổng số nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là 126 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ giao hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022 là 46/126 nhiệm vụ, trong đó, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành được 21/46 nhiệm vụ (45,7%), hiện nay còn lại 25 nhiệm vụ chưa hoàn thành (chiếm 54,3%).

Tuy nhiên, để Đề án triển khai hiệu quả, cũng có cả sự chung sức của các bộ, ngành địa phương khác. Sự chung sức của nhiều bên cùng tham gia là yếu tố then chốt để Đề án đạt hoàn thành các nhiệm vụ đề ra cũng như hoàn thiện các nhiệm vụ còn lại của năm 2022. Một số ví dụ cụ thể đối với các bộ ngành như:

- Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 1722/BTP, ngày 30/5/2022 và công văn số 1868/BTP, ngày 8/6/2022 gửi UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; hướng dẫn tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử và đăng ký kết hôn.

- Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn số 2138/BTTT-NEAC đề nghị các bộ, ngành cho ý kiến góp ý dự thảo Mô hình kiến trúc dữ liệu tổng hợp của người dân của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề xuất Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị cho phép ban hành; Công văn số 1552/BTTTT-THH hướng dẫn về các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu cần thiết và tiêu chuẩn, định mức phục vụ triển khai Đề án 06.

- Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1428/QĐ-BYT, ngày 03/6/2022 phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa CSDL quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế giai đoạn 2022-2025; văn bản số 3068/BYT ngày 12/6/2022 đề nghị Bộ Công an xuất danh sách các đối tượng tiêm chủng có thông tin CCCD/CMND nhưng sai thông tin cơ bản ( theo số liệu tính đến ngày 01/6/2022 còn khoảng 17 triệu đối tượng) để Bộ Y tế cập nhật lại thông tin vào Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.

- Bộ Giáo dục Đào tạo đã triển khai Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục để triển khai dịch vụ công trực tuyến về đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Bộ Tài Chính (Tổng Cục thuế) có Công văn số 1604/TCT-KK ngày 16/5/2022 hướng dẫn triển khai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh qua cổng dịch vụ công quốc gia có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với địa phương, sự nô lực tại cơ sở thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện và làm sạch dữ liệu dân cư là then chốt quan trọng tới tốc độ hoàn thiện các nhiệm vụ của Đề án và quan trọng không kém gì những nhiệm vụ về thể chế chính sách của bộ, ngành. Sự chung sức của nhiều bộ, ngành, địa phương không chỉ phục vụ lợi ích quyền lợi riêng một bên nào mà còn thúc đẩy sự nghiệm chuyển đổi số chung, thúc đẩy toàn diện Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số.

Tổng kết hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu và nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "CĐS quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được". Do đó, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp cũng phải xác định quyết tâm chỉ đạo quyết liệt Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đây là Đề án của cả hệ thống chính trị, của người dân, của DN, do Bộ Công an chủ trì làm nòng cốt, phối hợp với VPCP và các cơ quan, địa phương để triển khai, tất cả phải hướng đến mục tiêu là lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và DN. Thủ tướng yêu cầu sớm xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá việc triển khai CSDL quốc gia về dân cư, để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hi vọng một tương lai không xa, Việt Nam hùng cường thịnh vượng phát triển từ hệ sinh thái công dân số, vươn tầm thế giới bởi sự chung sức hiệp lực của người dân và tổng thể bộ máy chính từ trung ương đến địa phương./.

Bài viết mới nhất

Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số
Thư viện sách số