• Phát triển và triển khai Nền tảng Truyền hình số

Phát triển và triển khai Nền tảng Truyền hình số

Tổng Quan

Việc xem truyền hình trên những đường cáp thế hệ cũ gây bất tiện cho việc tiếp cận thông tin của người. Với sự phát triền của hạ tầng mạng, truyền hình số là lời giải cho việc bắt kịp với xu thế tiếp nhận thông tin của các đài truyền hình

Quy mô thị trường

Dân số Việt Nam trên 98 triệu người, trong đó khoảng 70 triệu người dùng Internet (khoảng 70% dân số) và trên 94% người dùng Internet truy cập qua thiết bị di động, đồng thời có trên 70 triệu người dùng mạng xã hội. Ngoài ra, theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, các đối tượng này cũng thường xuyên theo dõi tin tức, các chương trình truyền hình trong nước để hướng về quê hương. 

Theo khảo sát, cứ 10 người Việt Nam xem truyền hình, có tới 09 người xem truyền hình VOD, 67% khán giả xem VOD ít nhất 01 lần/ngày; 53% khán giả xem VOD chấp nhận xem quảng cáo khi xem và cho rằng quảng cáo cung cấp thông tin hay về sản phẩm mới, tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu loại truyền hình này so với truyền hình truyền thống vẫn còn khoảng cách rất lớn (khoảng 120 tỷ, so với trên 8000 tỷ đồng). Chính vì vậy, thị trường phát triển truyền hình số ở Việt Nam tiềm năng rất lớn.


Thực trạng

Cả nước có 65 đài truyền hình/phát thanh - truyền hình (bao gồm truyền hình quốc gia, truyền hình địa phương) và một số kênh truyền hình của các cơ quan tổ chức chính trị, doanh nghiệp. Các Đài, Kênh truyền hình hiện nay chủ yếu cung cấp các loại dịch vụ: truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số (truyền hình Internet), với tổng số 191 kênh truyền hình trong nước và 70 kênh truyền hình nước ngoài.

Các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình quốc gia, địa phương đã quan tâm phát triển cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet thông qua các nền tảng số, fanpage trên các nền tảng mạng xã hội. Điển hình như VTVgo của Đài truyền hình Việt Nam (có trên 25 triệu lượt tải; hàng tháng trên 4 triệu người dùng và được phát triển để chạy trên các loại nền tảng thiết bị, hệ điều hành khác nhau), VTVnews, … tuy nhiên, các nền tảng còn rời rạc, phân mảnh. Các đài địa phương, rất ít địa phương phát triển các nền tảng truyền hình số mà chủ yếu cung cấp nội dung qua fanpage trên các nền tảng mạng xã hội. Lý do kể đến như phải đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển nội dung lớn. Một số đài đầu tư phát triển nội dung, hạ tầng phát sử dụng các nền tảng mạng xã hội (như Đài PTTH TPHCM, Hậu Giang, Vĩnh Long,…). Một số kênh truyền hình, đã phối hợp với các doanh nghiệp có lợi thế hạ tầng để cung cấp nội dung trên các nền tảng do doanh nghiệp cung cấp, hoặc có những doanh nghiệp đã đầu tư phát triển nền tảng truyền hình số thu hút được số lượng người dùng lớn như FPT play đã có trên 30 triệu lượt tải; 26 triệu người dùng.

Cung cấp dịch vụ truyền hình trên nền tảng số để tiếp cận lượng khán giả đông đảo với trên 70 triệu người dùng Internet Việt Nam đang là hạt nhân trong xu thế phát triển truyền hình ở nước ta hiện nay. 


Mong muốn giải đáp

Phát triển một nền tảng truyền hình số chạy trên mọi nền tảng, thiết bị dùng chung giữa các Đài truyền hình, Đài phát thanh - truyền hình của các địa phương trên cả nước nhằm tối ưu hạ tầng, giảm chi phí đầu tư cho các đài truyền hình địa phương, thay vì đầu tư phát triển hạ tầng thì tập trung phát triển nội dung và tiếp cận lượng khán giá, đối tác phát triển lớn. Yêu cầu cụ thể về nền tảng:

- Triển khai tập trung;

- Đa nền tảng trên app, web, liên kết tự động với các nền tảng youtube, facebook video…;

- Cung cấp các công cụ thống kê tự động;

- Cho phép các đài truyền hình tạo các kênh và phát sóng các kênh của riêng mình


Văn bản liên quan

Quyết định 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Tổ chức cá nhân đưa ra bài toán

- Tổ chức: 

- Cá nhân:

+ Họ và tên: 

+ Chức vụ: 

+ Điện thoại: 

+ Thư điện tử: ntthao@mic.gov.vn


Tổ chức, cá nhân sẵn sàng cho áp dụng thử nghiệm

- Tên cơ quan/tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam

Thông tin liên hệ

- Tên cơ quan/tổ chức: Cục Tin học hóa

- Cá nhân: 

+ Họ và tên: Đỗ Công Anh

+ Chức vụ: Cục trưởng

+ Điện thoại: 0988220366

+ Thư điện tử: dcanh@mia.gov.vn