Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh
Tổng Quan
Việc giám sát từ sớm, từ xa đã được ứng dụng rộng rãi ở các đô thị thông minh, đặc biệt là những khu vực phát triển. Vì thế, nhằm bắt kịp với xu hướng ấy, việc hình thành một trung tâm giám sát, điều hành thông minh là một trong những nhiệm vụ trong tâm ở các vùng đô thị ở nước ta.
Thực trạng
Hiện nay, tại Việt Nam đã triển khai nhiều trung tâm giám sát, điều hành thông minh như: Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị; Trung tâm giám sát điều hành TPTM Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng); Trung tâm Giám sát điều hành ĐTTM tỉnh Thái Nguyên; Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh IOC tỉnh Ninh Thuận; Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum….
Tuy nhiên, các mô hình của các địa phương đều không thống nhất, mỗi địa phương có cách tiếp cận và giải quyết bài toán về Trung tâm giám sát, điều hành thông minh khác nhau như:
- Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM tỉnh Thừa Thiên Huế chức năng tổng hợp, giám sát, điều hành dịch vụ ĐTTM gồm:
(1) Giám sát đô thị thông qua cảm biến camera
(2) Phản ánh hiện trường
(3) Giám sát thông tin báo chí
(4) Giám sát dịch vụ hành chính công
(5) Phát cảnh báo, thông báo qua mạng lưới ĐTTM
(6) Giám sát các điểm quảng cáo điện tử ngoài trời
(7) Giám sát môi trường
(8) Giám sát đảm bảo an toàn thông tin
(9) Giám sát tàu cá
(10) Thẻ điện tử
- Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) thực hiện kết nối với 5 hệ thống khác để khai thác sử dụng, gồm:
(1) Giám sát đô thị thông qua cảm biến camera
(2) Phản ánh hiện trường
(3) Giám sát thông tin báo chí
(4) Giám sát dịch vụ hành chính công
(5) Phát cảnh báo, thông báo qua mạng lưới ĐTTM
(6) Giám sát các điểm quảng cáo điện tử ngoài trời
(7) Giám sát môi trường
(8) Giám sát đảm bảo an toàn thông tin
(9) Giám sát tàu cá
(10) Thẻ điện tử
(11) Giám sát cảnh báo cháy;
(12) Giám sát thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo;
(13) Giám sát thông tin ngành Y tế;
- Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị gồm 8 thành phần:
(1) Hệ thống giám sát điều hành giao thông;
(2) Hệ thống giám sát điều hành an ninh công cộng;
(3) Cổng thông tin phản ánh hiện trường;
(4) Hệ thống phân tích dữ liệu;
(5) Hệ thống giám sát dịch vụ công ích;
(6) Hệ thống giám sát thông tin báo chí và truyền thông;
(7) Hệ thống hỏi - đáp ý kiến phục vụ người dân;
(8) Hệ thống giám sát bảo mật, an toàn thông tin.
- Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum gồm 9 hợp phần
(1) Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội;
(2) Giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền;
(3) Giám sát, điều hành lĩnh vực y tế;
(4) Giám sát điều hành lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
(5) Phản ánh hiện trường, phản ánh kiến nghị người dân;
(6) Giám sát an toàn thông tin trên môi trường mạng;
(7) Giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông.
(8) Giám sát điều hành an ninh trật tự đô thị, an toàn giao thông
(9) Giám sát tài nguyên môi trường, đất đai;
- Vấn đề về dữ liệu: Qua thực tế hiện nay vấn đề dữ liệu của các Trung tâm Giám sát điều hành thông minh là khó khăn lớn nhất. Việc để có dữ liệu đảm bảo yếu tố đúng, đủ, sạch thì nguồn dữ liệu phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tuy nhiên dữ liệu hiện nay đang phân tán, tồn tại dữ liệu lịch sử và chưa được tích hợp, chia sẻ và kế thừa.
- Vấn đề về nền tảng: Hiện nay chưa có hệ thống các nền tảng thống, dùng chung cho Trung tâm Giám sát điều hành thông minh, các địa phương cơ bản thực hiện theo hình thức “may đo” do đó kết quả là chưa thống nhất và đồng bộ.
Mong muốn giải đáp
- Mong muốn thứ nhất: Hiện nay, Cục Tin học hóa đã ban hành Văn bản 213/THH-CPĐT ngày 03/3/2021 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương mô hình tổng thể và yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh cấp tỉnh, bộ (phiên bản 1.0). Tuy nhiên một vấn đề hiện nay đó là cần ban hành hướng dẫn cụ thể về mô hình tổng thể và yêu cầu chức năng, tính năng của một số nền tảng “cốt lõi” của IOC vì bản chất IOC là tập hợp của các nền tảng trên cơ sở các nền tảng “cốt lõi” như :
+ Nền tảng Đô thị thông minh (SCP) để tham chiếu vì bản chất “trái tim” của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh cấp tỉnh, bộ là SCP.
+ Nền tảng thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu đóng vai trò như “engine” của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (bao gồm cả dữ liệu thu thập từ các thiết bị cảm biến IOT).
+ Nền tảng bản đồ (GIS) của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh.
Trên cơ sở đó, hình thành các nền tảng dùng chung theo cấp độ (tỉnh, bộ), các địa phương tập trung cho việc tạo lập dữ liệu và sử dụng dữ liệu.
- Mong muốn thứ hai: Việc xác định chi phí triển khai Trung tâm Giám sát điều hành thông minh ở các địa phương hiện nay không thống nhất như tỉnh Yên Bái hơn 700 tỷ đồng, tỉnh Thái Bình trên 1.300 tỷ đồng…Để giảm thiểu chi phí đầu tư, rất cần có những nền tảng mang tính thống nhất về mặt giá (đồng giá), chi phí còn lại tập trung cho việc tạo lập dữ liệu…hoặc cần có “biểu giá” chung cho Trung tâm Giám sát điều hành thông minh.
- Mong muốn thứ ba: Trên cơ sở thực tiễn triển khai Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tại một số tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung Văn bản 213/THH-CPĐT ngày 03/3/2021 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương mô hình tổng thể và yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh cấp tỉnh, bộ (phiên bản 1.0).
Văn bản liên quan
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Văn bản 213/THH-CPĐT ngày 03/3/2021 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương mô hình tổng thể và yêu cầu chức năng, tính năng của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh cấp tỉnh, bộ (phiên bản 1.0).
Tổ chức cá nhân đưa ra bài toán
- Tổ chức: Sở TTTT tỉnh Yên Bái
- Cá nhân:
+ Họ và tên: Hoàng Minh Tiến
+ Chức vụ: Giám đốc sở TTTT
+ Điện thoại: 0912.558.118
+ Thư điện tử: tienhm@mic.gov.vn
Tổ chức, cá nhân sẵn sàng cho áp dụng thử nghiệm
- Tổ chức: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái
Thông tin liên hệ
Cục Tin học hóa
- Tên cơ quan/tổ chức: Cục Tin học hóa
+ Họ và tên: Đỗ Công Anh
+ Chức vụ: Cục trưởng
+ Điện thoại:
+ Thư điện tử: