Nền tảng cảng biển số
Tổng Quan
Việt Nam có đường biển dài, phần diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam thuộc Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế quan trọng và đông đúc thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh xu thế chuyển đổi số toàn cầu, các cảng biển cũng cần được số hóa và hiện đại hóa để phù hợp với thời buổi 4.0.
Quy mô thị trường
Hiện nay, cả nước có 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi).
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 11 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 644 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng). Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 169 triệu tấn, tăng 5% ; hàng nội địa đạt 277,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn có mức tăng trưởng 2 con số với mức tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs.
Thực trạng
Hiện nay, việc chuyên chở hàng hóa vào/ra khỏi cảng chủ yếu được thực hiện bằng phương tiện vận tải đường bộ, đặc biệt là xe con ten nơ. Theo quy trình hiện hành, các chủ hàng phải khai báo với cảng (thường thông qua phần mềm ePort) các thông tin về hàng hóa (tên chủ hàng, hàng loại gì, trọng lượng hàng hóa, hàng đi đâu,..), thông tin về xe (biển số xe, tải trọng xe, số contener, loại contener, giấy phép lái xe,..). Tại công vào nhân viên kiểm soát sẽ kiểm tra giấy phép lái xe, vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm để kiểm tra, đối chiếu các thông tin về xe, thực hiện kiểm tra bằng mắt với contener, tình trạng vỏ contener (thường chụp lại ảnh). Tại cổng ra, nhân viên kiểm soát thêm thông tin về thanh lý Hải quan.
Quy trình này hiện đang có một số bất cập:
- Việc kiểm tra thông tin về xe phải vào trang web của Cục Đăng kiểm, đối chiếu với thông tin khai báo trên ePort mà chưa có sự liên thông về dữ liệu,
- Việc kiểm kiểm tra thông tin, tình trạng vỏ contener bằng mắt thường mất nhiều thời gian, dễ sai sót.
- Cổng ra phải kiểm tra thêm thông tin về Thanh lý hải quan nhưng chưa có sự liên thông giữa csdl ngành hải quan và ePort của các cảng.
- Lái xe không nắm được thông tin về số lượng xe đến cảng tại mỗi khung giờ để có thể bố trí thời gian phù hợp, tránh ùn ứ tại cổng cảng.
Các bất cập trên khiến việc kiểm tra kéo dài, tốn nhân lực, vải trường hợp gây tắc nghẽn tại lối vào cảng. Theo tính toán của Tổng công ty Hàng hải, riêng doanh nghiệp này, việc kiểm tra hằng năm lãng phí này lên tới 1.5 triệu giờ công lao động tương đương khoảng 100 tỷ đồng.
Mong muốn giải đáp
Để thúc đẩy kinh tế số, cần thiết xây dựng một nền tảng về kiểm tra tự động tại các cảng biển với các yêu cầu:
- Nền tảng kết nối được với cơ sở dữ liệu về đăng kiểm phương tiện cơ giới, cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe, cơ sở dữ liệu hải quan để việc kiểm tra là tự động tối đa.
- Thay thế việc kiểm tra số, loại và tình trạng vỏ contener bằng mắt thường sang kiểm soát tự động (như sử dụng camera AI kết nối với phần mềm).
- Nền tảng có ứng dụng trên app và cấp mã QR phục vụ việc kiểm tra.
Tổ chức cá nhân đưa ra bài toán
- Tổ chức: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
- Cá nhân:
+ Họ và tên: Lê Đông
+ Chức vụ:
+ Điện thoại: 0912192629
+ Thư điện tử: dongl@vimc.com
Tổ chức, cá nhân sẵn sàng cho áp dụng thử nghiệm
- Tổ chức: Tổng công ty Hàng hải Việt nam,
Thông tin liên hệ
- Tổ chức: Cục Tin học hóa
- Cá nhân:
+ Họ và tên: Đỗ Công Anh
+ Chức vụ: Cục trưởng
+ Điện thoại: 0988220366
+ Thư điện tử: dcanh@mic.gov.vn
5. Tổ chức, cá nhân đưa ra bài toán: