• Chuyển đổi số về truy xuất nguồn gốc nông sản

Chuyển đổi số về truy xuất nguồn gốc nông sản

Tổng Quan

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm, hàng hóa đặc biệt là nông sản thì truy xuất nguồn gốc được xem là giải pháp ưu việt. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những loại nông sản có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Giải pháp xác thực hàng hóa truy xuất nguồn gốc giúp nông sản không bị làm giả, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời quảng bá sản phẩm rộng rãi.

Giúp người tiêu dùng biết được rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm, người tiêu dùng sẽ biết được sản phẩm đó được làm, nuôi, trồng,…ở đâu, các công đoạn chế biến như thế nào.

Khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc sẽ được cung cấp mã tem điện tử dạng QR Code (mã xác thực hàng hóa) và tem in điện tử, sau đó thực hiện dán lên sản phẩm, hàng hóa.

Người tiêu dùng tải ứng dụng truy xuất nguồn gốc hoặc sử dụng các ứng dụng zalo, Viber,…là có thể quét được mã tem trên sản phẩm.

Giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin về sản phẩm qua điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin về sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng phát hiện hàng giả, hàng nhái, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Khi khách hàng check tem xác thực thì ngoài các thông tin, chương trình khuyến mại của sản phẩm, người tiêu dùng có thể tham khảo ngay các sản phẩm khác của doanh nghiệp đang có trên thị trường.

Giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản giúp người tiêu dùng cảm thấy yên tâm, dễ dàng bỏ tiền để sử dụng sản phẩm khi biết rõ xuất xứ, nguồn gốc.


Quy mô thị trường

Trong những năm qua diện tích cây ăn quả trên địa bàn cả nước liên tục được mở rộng, trong đó có quả Nhãn Sơn La có diện tích ước đạt 19.224 ha, sản lượng cả năm ước đạt 98.500 tấn; quả Nho Ninh Thuận có diện tích ước đạt 1.365 ha , sản lượng cả năm ước đạt 33.800 tấn; quả Bơ Lâm Đồng có diện tích ước đạt 7.200 ha, sản lượng cả năm ước đạt 58.262 tấn; quả Soài Tiền Giang có diện tích ước đạt 1.579 ha, sản lượng cả năm ước đạt 35.926 tấn; qủa Nhãn da bò Bạc Liêu có diện tích ước đạt 173 ha, sản lượng cả năm ước đạt 1.557 tấn, các tỉnh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển sản xuất cây ăn quả là hướng đi đúng với xu thế phát triển nông nghiệp hiện nay, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và tạo ra giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, sảm phẩm tạo ra không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn.

Thực trạng

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời, đưa nền nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, với giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, các xã xây dựng các mô hình phát triển sản xuất và huy động nguồn kinh phí để hỗ trợ các xã thực hiện các mô hình.

Khi các sản phẩm nông sản, hàng hóa được sản xuất, phân phối với số lượng lớn trên thị trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá trị tiêu dùng, đòi hỏi người nông dân, doanh nghiệp sản xuất phải tự nâng cao chất lượng hàng hóa của mình bán ra thị trường và khẳng định giá trị, thương hiệu, chất lượng sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, do vậy việc lựa chọn giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ là bước đi đúng và phù hợp nhất, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.


Mong muốn giải đáp

Để giải quyết bài toán truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản trên thị trường hiện nay có giải giáp VNPT Check và giải pháp vCheck của Viettel đáp ứng được các quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản, được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước ứng dụng.

Giải pháp cung cấp tem xác thực nguồn gốc sản phẩm nông sản dùng để cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc quản lý quá trình sử dụng, mỗi tem có số định danh riêng trên cơ sở dữ liệu và gắn liền với các thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất của từng sản phẩm... Khi truy xuất thông tin qua tem người sử dụng có thể biết các thông tin của sản phẩm và có thể gửi phản hồi, đánh giá về sản phẩm cho tổ chức quản lý và nhà sản xuất. Tem xác thực nguồn gốc sản phẩm nông sản có ưu điểm dễ sử dụng.

Khi doanh nghiệp sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ được cấp mã tem điện tử dạng QR Code (mã xác thực hàng hóa) và in tem điện tử, sau đó thực hiện dán lên sản phẩm, hàng hóa.

Để truy xuất thông tin, người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng truy xuất nguồn gốc VNPT Check  hoặc vCheck của Viettel từ Google Play, Play Store, App Store về smartphone hoặc dùng các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay có chức năng đọc và quét mã QR code như Zalo, Facebook để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, rất thuận lợi cho người tiêu dùng sử dụng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, phân biệt hàng thật, hàng giả lưu thông trên thị trường và phù hợp để các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng thực hiện, góp phần quản lý, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, đặc sản của địa phương. Từ đó, góp phần bảo vệ được sản phẩm và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng.


Văn bản liên quan

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Các văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác chuyển đổi số,…


Tổ chức cá nhân đưa ra bài toán

- Tổ chức: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn

- Cá nhân:

+ Họ và tên: Nguyễn Khắc Lịch.

+ Chức vụ: Giám đốc.

+ Điện thoại: 0912571223

+ Thư điện tử: nklich@mic.gov.vn


Tổ chức, cá nhân sẵn sàng cho áp dụng thử nghiệm

- Tên cơ quan/tổ chức: Sở Thông tin và Truyền thông Sơn La, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bạc Liêu.

Thông tin liên hệ

- Tổ chức: Cục Tin học hóa

+ Họ và tên: Đỗ Công Anh

+ Chức vụ: Cục trưởng 

+ Điện thoại: 

+ Thư điện tử: