Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số
Tổng Quan
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một xu thế trên toàn cầu, có tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội. Trên cơ sở Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là một trong những đề án quan trọng của tỉnh, là nội dung quan trọng để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh trong giai đoạn tới.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư, triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định lấy hiện đại hóa nền hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Tỉnh đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh. Với quyết tâm chính trị cao, cách làm bài bản, có tính đột phá, sáng tạo, công tác chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, các dư địa mới đã được khai phá, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên dùng. Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh trở thành khung tham chiếu của cả nước, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho xây dựng Chính phủ điện tử. Nền hành chính được hiện đại hóa, thể hiện rõ nét qua việc thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, đến nay 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến, trong đó 70% dịch vụ công đạt mức 4, tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tăng tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan chính quyền các cấp. Mô hình thành phố thông minh đã đạt được một số kết quả bước đầu ở một số lĩnh vực như y tế thông minh, giáo dục thông minh, môi trường thông minh... mang đến nhiều giá trị thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Thương hiệu về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh được tạo dựng vững chắc với bộ chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI dẫn đầu các tỉnh, thành cả nước và chỉ số ICT tỉnh Quảng Ninh từ vị trí thứ 61/63 so với các tỉnh, thành phố năm 2013 đã vươn lên đứng vị trí thứ 3/63 trong 02 năm (2019-2020).
Với những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính quyền điện tử và triển khai xây dựng mô hình thành phố thông minh, với tiềm năng, kinh nghiệm và lợi thế sẵn có, cùng với xu thế chuyển đổi số của thế giới, khu vực và quốc gia, Quảng Ninh xác định bài toán lớn là xây dựng và triển khai chuyển đổi số ở cả 03 trụ cột gồm Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể:
4.1. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:
Nhận thức đóng vai trò có tính chất quyết định trong chuyển đổi số. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ ở các cơ quan, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố cốt lõi bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Theo đó, phát triển Chính quyền số tổng thể, toàn diện trên cơ sở phát huy kết quả Chính quyền điện tử, thành phố thông minh, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị tạo ra động lực cải cách quản trị công mạnh mẽ dựa trên dữ liệu và công nghệ số tạo nền tảng dẫn dắt chuyển đổi số của tỉnh, chú trọng cải cách đầu tư công và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp số, công dân số.
4.2. Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của địa phương.
Kinh tế số thúc đẩy tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương; đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp; phát triển kinh tế số từ các ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng, thế mạnh nổi trội, thúc đẩy giá trị kinh tế số Internet, đột phá về kinh tế số ICT góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và tạo các giá trị tăng trưởng mới. Quảng Ninh tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thuộc nhóm dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trong toàn quốc. Đến hết năm 2025, kinh tế số chiếm ít nhất 20% GRDP của tỉnh. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm.
4.3. Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia:
Phát triển xã hội số dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, tạo đột phá về hạ tầng số đảm bảo liên thông, đồng bộ, tổng thể, hiện đại; thu hẹp khoảng cách số; xây dựng bộ tiêu chí về văn hóa số của người Quảng Ninh văn minh, lịch sự trên môi trường số.
Quy mô thị trường
3.1. Chính quyền số: Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
3.2. Kinh tế số: Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển, tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của địa phương.
3.3. Xã hội số: Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia.
Thực trạng
5.1. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
- Phát triển hạ tầng Chính quyền số phục vụ hệ thống chính trị trên cơ sở kết hợp thế mạnh của hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, mạng nội bộ (LAN), hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, trung tâm dữ liệu để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp hành chính, đảm bảo tính bảo mật, an toàn, an ninh mạng.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thông minh, tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp; phát triển, triển khai ứng dụng công dân số để cung cấp các tiện ích, dịch vụ số thiết yếu, thông minh cho người dân trên nền tảng thiết bị di động thông minh, tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền, hướng tới xây dựng công dân số.
- Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ đạo, điều hành của hệ thống chính trị toàn tỉnh; chú trọng các hệ thống thông tin báo cáo, thống kê về kinh tế - xã hội, họp không giấy tờ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các hệ thống ứng dụng chuyên ngành đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.
- Số hoá kết quả giải quyết thủ tục hành chính và toàn bộ văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý, lưu trữ, hồ sơ của các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức, đoàn thể; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu nền tảng, chuyên ngành và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng, vận hành hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh; xây dựng 4 đô thị thông minh: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; các khu kinh tế Vân Đồn, khu kinh tế ven biển Quảng Yên phát triển theo mô hình đô thị thông minh.
5.2. Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của địa phương:
- Xây dựng Hệ thống phân tích dữ liệu và mô phỏng về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các hoạt động của đô thị phục vụ công tác dự báo, chỉ đạo, điều hành, ra quyết định dựa trên dữ liệu số. Ưu tiên triển khai các ứng dụng phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong mô hình chính quyền đô thị.
- Cải thiện môi trường đầu tư từ việc triển khai nền tảng số, nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp số khởi nghiệp, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, thu hút các doanh nghiệp đặt trụ sở tại Quảng Ninh.
- Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số, hình thành cộng đồng doanh nghiệp số và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp của tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối trong và ngoài nước; xây dựng hệ sinh thái kinh doanh số lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
- Phát triển thương mại điện tử nhanh, mạnh, có tính cạnh tranh đi đôi với phát triển bền vững; duy trì, vận hành và nâng cấp, bổ sung tính năng hoạt động cho Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh (teqni.gov.vn) hoạt động tốt, ổn định đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, người tiêu dùng, kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trong nước và khu vực.
- Xây dựng “Cảng dữ liệu” tại Khu công nghệ thông tin tập trung (Ha Long ICT Park) là nơi tập trung, cung cấp dữ liệu và dịch vụ dữ liệu cho khu vực phía Bắc theo hình thức đối tác công tư (PPP); phát triển Trung tâm đổi mới sáng tạo (Thuộc Ha Long ICT Park) để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong nước và quốc tế đến “Sống tại Quảng Ninh, làm việc toàn cầu”; thu hút các công ty công nghệ số chuyển địa điểm hoạt động về Quảng Ninh.
- Hình thành khu công nghiệp thông minh trong đó các doanh nghiệp hoạt động phải sử dụng công nghệ thông minh, công nghệ số, công nghệ cao trong công tác quản lý, điều hành, sản xuất, cung cấp dịch vụ để thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế số của tỉnh.
- Phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trọng tâm, có thế mạnh của tỉnh như: sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, năng lượng, nông nghiệp, giao thông và logistics thông minh, du lịch, tài chính ngân hàng, kinh tế cửa khẩu...
5.3. Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia:
- Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng thông qua các khóa tập huấn, đào tạo trực tuyến, các chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thay đổi thói quen hành vi về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân để hình thành công dân số, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số.
- Xây dựng, áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số bảo đảm mỗi người dân, doanh nghiệp đều được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số. Xây dựng Bộ tiêu chí về văn hóa số của người Quảng Ninh văn minh, lịch sự trên môi trường số.
- Xây dựng các dịch vụ số trên nền tảng chính quyền số, đô thị thông minh qua nhiều kênh giao tiếp, tạo môi trường thuận lợi để giúp người dân, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu, như: sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, thông tin bất động sản, việc làm, các tiện ích thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ … nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại sự hài lòng cho người dân.
- Đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử lớn trong và ngoài nước; ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh, các sản phẩm chủ lực, OCOP của tỉnh.
Tổ chức cá nhân đưa ra bài toán
Họ và tên: Lê Ngọc Hân
Chức vụ: Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại:
Thư điện tử: lengochan@quangninh.gov.vn