PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam năm 2022. Để có được kết quả kể trên, tỉnh Quảng Ninh đã rất chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy nền sản xuất thông minh, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh là một trong các địa phương đi đầu về chỉ số cơ sở hạng tầng tại Việt Nam. "Chỉ số cơ sở hạ tầng" phản ánh đánh giá về chất lượng 04 lĩnh vực hạ tầng cơ bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, trong đó có 02/04 lĩnh vực thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông là Dịch vụ tiện ích cơ bản về viễn thông và Tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin.

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH

Tỉnh đã rất chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy nền sản xuất thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong đó, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 89,13% (trung bình cả nước đạt 75,39%). 100% xã, phường, thị trấn được triển khai Internet băng rộng. Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, hiện được phát triển theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Chỉ số hạ tầng số, hiện tỷ lệ dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Quảng Ninh đạt khoảng 30%, cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (20%).


Bên cạnh đó, Quảng Ninh là một trong số ít địa phương hoàn thành kết nối cổng dịch vụ công của tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia và 6 hệ thống giải quyết thủ tục hành chính khác của các bộ, ngành. Hoàn thành kết nối hệ thống chính quyền điện tử tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và kết nối chính thức với trên 10 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng thuộc các lĩnh vực trọng điểm, như doanh nghiệp, tài nguyên môi trường, xây dựng, tư pháp, bảo hiểm, bưu chính viễn thông...

HẠ TẦNG SỐ ĐỒNG BỘ - HIỆN ĐẠI

Việc phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại đã góp phần quyết định chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xử lý thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, cho thấy hiệu quả hoạt động của nền hành chính của tỉnh. Quảng Ninh quyết tâm trong năm 2023, 100% thủ tục hành chính đều được rút ngắn từ 30% - 70% thời gian giải quyết so với quy định của cơ quan Trung ương, hơn 60% hồ sơ được giải quyết trước hạn.


Ngày 29/06/2023, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 2 dự án là: Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại KCN Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) với tổng số vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD. Cả 2 dự án đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh Quảng Ninh (rút ngắn thời gian giải quyết 14 ngày làm việc so với quy định).

Nhờ sự cố gắng không ngừng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp, Quảng Ninh đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong việc thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, với sự quyết tâm mạnh mẽ, lộ trình chi tiết và mục tiêu rõ ràng. Những thành quả này đã được minh chứng thông qua bảng xếp hạng về mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022. Cụ thể, Quảng Ninh đã đạt được điểm số DTI là 0,7024, (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), đưa tỉnh này lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 của nhóm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và tăng 4 hạng so với năm trước.

MỘT SỐ ĐIỂM NHẤN TRONG PHÁT TRIỂN 3 TRỤ CỘT CHUYỂN ĐỔI SỐ:

- Chính quyền số: đến nay có gần 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Quảng Ninh được tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia. 99% hồ sơ thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương được đồng bộ đầy đủ trên cổng dịch vụ công quốc gia

- Kinh tế số: đến nay Quảng Ninh là một trong số ít địa phương có 100% doanh nghiệp sử dụng, khai thác hóa đơn điện tử. Quảng Ninh cũng có gần 99% hộ kinh doanh cá thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được phổ cập chữ ký số.

- Xã hội số: Quảng Ninh đã triển khai rộng rãi việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại. Chấp nhận các hình thức thanh toán trực tuyến trong tất cả các loại hình dịch vụ công thiết yếu, như điện, nước, học phí, viện phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính…

Thực hiện: Kênh Zalo OA Chuyển đổi số quốc gia

Bài viết mới nhất

Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số