Hiệu quả ứng dụng "Trợ lý ảo" trong ngành Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và triển khai thử nghiệm Trợ lý ảo đóng vai trò như một thư ký riêng, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án. Đây được coi là một bước đi có tính đột phá về chuyển đổi số trong ngành Tòa án.

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số đang dần thay đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội, các cơ quan Nhà nước sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả điều hành và thực thi công vụ của công chức được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Việc sử dụng "Trợ lý ảo" đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, xử lý, ra các quyết định đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa nhờ được thiết kế riêng dựa trên dữ liệu của người Việt, "Trợ lý ảo" có thể xử lý tốt ngôn ngữ tiếng Việt ngay cả khi ngôn ngữ sử dụng thay đổi theo cách phát âm riêng của từng vùng, miền.

"Trợ lý ảo" được thiết lập làm việc 24/7 và luôn bên cạnh Thẩm phán, giao tiếp với Thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân. Đây được xem là một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc xét xử các vụ án hình sự, hành chính, giải quyết các vụ việc dân sự.


Nhờ được tích hợp từ các mô hình học sâu (Deep learning), cũng như các thuật toán tìm kiếm nội dung theo ngữ nghĩa (Semantic search), công cụ này cho phép người dùng dễ dàng tra cứu nhanh và chính xác các văn bản pháp luật.

Một số ứng dụng cũng có thể kể ra như hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết án, tạo lập và quản lý hồ sơ án điện tử, thậm chí chỉ dẫn chi tiết các bước, biểu mẫu thực hiện theo đúng quy định về tố tụng như một sổ tay điện tử cho từng vụ án. Bên cạnh đó, "Trợ lý ảo" còn tự động tạo các tài liệu pháp lý mẫu, như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, hỗ trợ viết một phần nội dung bản án, tiếp nhận đơn, chuẩn bị trước, trong và sau phiên tòa...

Một số kết quả cụ thể có thể kể ra như:







Giả sử, mỗi lượt hỏi đáp giúp tiết kiệm được 5 phút công lao động so với tra cứu, tìm kiếm trên văn bản giấy, thì việc sử dụng "Trợ lý ảo" trong ngành Tòa án đã giúp tiết kiệm khoảng (2.200.000) x (5/60) ~ 183.000 (giờ công lao động) x (200.000 đồng/giờ công lao động theo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022) khoảng 36,7 tỷ đồng./.

Thực tế triển khai

Thẩm phán Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội, bà Lê Thị Khanh cho biết, khi Tòa án Nhân dân tối cao triển khai phần mềm trợ lý ảo đến tất cả tòa án trên cả nước, các thẩm phán đều được cấp tài khoản và mật khẩu sử dụng phần mềm này. Tòa án quận Cầu Giấy có 13 thẩm phán.

Theo nhiệm vụ, thẩm phán phải công khai bản án trên trang web cổng thông tin công bố bản án của Tòa án Nhân dân tối cao. Khi chưa có phần mềm trợ lý ảo, các thẩm phán sẽ phải mã hóa dữ liệu trong bản án theo cách thủ công, bằng tay.

"Khi có phần mềm trợ lý ảo này, việc mã hóa diễn ra rất nhanh, thậm chí chỉ mất 30-40 phút là chúng tôi đã có thể mã hóa và đăng được cùng lúc 10-15 bản án có hiệu lực pháp luật. Trong khi trước đó, tùy theo độ dài, thông thường một buổi chỉ mã hóa được 4-5 bản án", thẩm phán Lê Thị Khanh chia sẻ.

Cũng theo vị thẩm phán này, trợ lý ảo còn có ý nghĩa quan trọng trong việc trao đổi nghiệp vụ cũng như cung cấp cho thẩm phán công cụ tham khảo trong các tình huống.

Tuy nhiên, bà Lê Thị Khanh cũng góp ý, trợ lý ảo cần tập trung hơn nữa vào nội dung câu hỏi của người sử dụng. Hiện nay, một số câu trả lời, giải pháp mà trợ lý ảo đưa ra còn bị loãng, chưa sát.

Bài viết mới nhất

Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số