Cung cấp thông tin chính sách pháp luật, dịch vụ về y tế, giáo dục cho đồng bào vùng các dân tộc thiểu số và miền núi qua hình thức trực tuyến

Để hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ số do chính quyền địa phương cung cấp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La, khảo sát trực tiếp tại cơ sở để đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu nhằm triển khai nội dung hỗ trợ.

Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo chủ trương của Chính phủ tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 08/9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Sơn La để nắm bắt hiện trạng, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số các xã, thôn, bản, địa bàn khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Theo UBND tỉnh Sơn La, hiện nay hạ tầng viễn thông được quan tâm đầu tư tới vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các doanh nghiệp đã triển khai mạng di động 4G đến hầu hết các khu vực trên địa bàn. 100% xã có hạ tầng băng thông rộng cáp quang; tỷ lệ số thôn/bản được phủ sóng băng rộng di động 4G đạt 91,67%; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 93,62%; tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp xã đạt 100%. Địa phương và đồng bào dân tộc tiểu số mong muốn được sử dụng các dịch vụ

số do chính quyền cung cấp về pháp luật, y tế, giáo dục,… để đồng báo có cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giáo dục, khoa học, công nghệ và dịch vụ chăm sóc y tế qua hình thức trực tuyến bởi các dịch vụ như trên tại vùng đồng bào sinh sống còn rất hạn chế, không có cơ hội tiếp cận, sử dụng. Trên cơ sở thực tế tại xã Mường É - một xã vùng III của huyện Thuận Châu, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, thực trạng về điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng số, năng lực tiếp cận các dịch vụ số do chính quyền cung cấp của đồng bào được làm rõ hơn.

Để nắm bắt đầy đủ thông tin nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ số do chính quyền cung cấp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo trật tự xã hội. Đoàn công tác tiếp tục tiến hành các buổi khảo sát, đánh giá tại các địa bàn nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bài viết mới nhất

Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số
Làng số