Xây dựng xưởng may thông minh – giải quyết các vấn đề tồn đọng của ngành dệt may

Tại Việt Nam, ngành dệt may đóng góp 10 - 15% GDP hằng năm là một trong những ngành nghề quan trọng không chỉ thúc đẩy kinh tế chung mà còn thúc đẩy cả công ăn việc làm cho dân ta. Tuy nhiên, luôn có những vấn đề phát sinh và chuyển đổi số đã xử lý chúng với mô hình xưởng may thông minh.

Chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Ngành dệt may nước ta với quy mô trên 7000 doanh nghiệp, trong đó đến 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nằm ngoài sự tác động này. Chính sự tác động này đã đặt ra bài toán cải cách cho các doanh nghiệp ngành dệt may , chuyển đổi số để để tạo ra những "xưởng may thông minh" - bước chuyển mình lớn tạo sự đột phá cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến.

Nhà xưởng thông minh là gì?

Nhà xưởng thông minh là sự kết nối giữa nền tảng công nghệ với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet (IoT). Dữ liệu được tổng hợp và phân tích bằng nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Ở các nhà máy may, xưởng may truyền, trong quy trình tạo ra sản phẩm, các bộ phận được tách rời nhau thực hiện nghĩa vụ khác nhau, ở xưởng may thông minh các bộ phận trong quy trình đó được liên kết, kết nối với nhau bằng công nghệ IoT đem lại sự thống nhất giữa tất cả các khâu, các bộ phận trong quy trình sản xuất, trong nhà xưởng và rộng hơn trong toàn nhà máy, doanh nghiệp.

Tất cả các bộ phận như: văn phòng, công nhân sản xuất, kiểm tra chất lượng, lưu kho, xuất kho,… sẽ được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống chỉnh thể. Nhà quản lí sẽ dễ dàng quản lí các hoạt động đang diễn ra tại nhà máy, từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng khi phát hiện ra sai sót hay vấn đề tồn đọng trong các quy trình.

Áp dụng mô hình xưởng may thông minh được gì?

Việc áp dụng xưởng may thông minh sẽ đem lại những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng và nền công nghiệp dệt may nước ta, như khả năng giám sát từ xa mà không cần phải thường xuyên túc trực tại nhà máy, chủ động theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất, việc này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả quản trị; tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu được lượng hàng hoá bị lỗi, kịp thời phát hiện và khắc phục, nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao hiệu suất làm việc.

Chủ động theo dõi và quản lý tiến độ sản xuất

Tiến độ sản xuất luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ. Vì các doanh nghiệp này đều đi theo mô hình sản xuất theo đơn hàng thay vì sản xuất hàng loạt. Việc không đảm bảo tiến độ gây thiệt hại về các khoản đền bù hợp đồng và gây mất uy tín với khách hàng trong dài hạn. nhiều doanh nghiệp giải quyết vấn đề tiến độ bằng cách tăng nhân sự, áp dụng chính sách thưởng phạt theo năng suất…. Nhưng thực trạng chậm trễ tiến độ và khó khăn trong bao quát công việc vẫn không chấm dứt.

Một số doanh nghiệp ứng dụng các công cụ email, chat trên nền tảng OTT, kết hợp ghi chép và báo cáo theo từng giờ, ngày, tuần, tháng,… công việc này được lặp đi lặp lại. Việc làm này đem lại hiệu quả trong ngắn hạn, khi quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Nhưng khi doanh nghiệp tăng trưởng đến một mức độ nhất định (từ 200 công nhân trở lên và hàng trăm vấn đề mỗi ngày), các luồng công việc bắt đầu trở nên chồng chéo và quá tải, luồng thông tin thường xuyên bị đứt gãy và gián đoạn. Việc duy trì quản lý truyền thống sẽ không còn tác dụng, thậm chí "vỡ trận", gây rủi ro về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công ty TNHH dệt may Phú Tường ở Quảng Nam là một điển hình.

Lời giải cho vấn đề trên là chuyển đổi số quản lý và tự động hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp trên một nền tảng. Theo đó, các quy trình cơ bản của doanh nghiệp sản xuất như Lập kế hoạch; Kiểm tra NPL; Kiểm tra kỹ thuật; Quản lý cắt/thêu/may; Kiểm tra chất lượng; Hoàn thành; Đóng gói,… phát hiện tắc nghẽn trong quy trình, nắm rõ quy trình trong nhà may đang được xử lý ở giai đoạn nào, chuyền nào đang chậm, chậm do đâu, nhân sự nào đang phụ trách… và được cảnh báo tức thời.

Từ khi áp dụng nền tảng quản trị sản xuất Retex, Công ty TNHH Phú Tường đã giải quyết được những tồn đọng thường gặp trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp, bộ phận nào sai, quy trình nào sai đều được phát hiện, nhận biết và khắc phục kịp thời, đồng thời loại bỏ được việc theo dõi thủ công ghi chép, loại bỏ được hàng chục nhóm chat trên các nền tảng OTT – không hiệu quả khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn lên.

Nhiều các vấn đề khác của các doanh nghiệp dệt may cũng được giải quyết khi thực hiện chuyển đổi số để phát triển xưởng may thông minh.  

Bài viết mới nhất

Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số
Làng số