Thanh toán không dùng tiền mặt từ Trung Quốc

Thanh toán không dùng tiền mặt trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một cụm từ phổ biến trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cùng nhìn nhận qua sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc và nhìn nhận về sự phát triển của Việt Nam.

 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành một cụm từ phổ biến trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cùng nhìn nhận qua sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc và nhìn nhận về sự phát triển của Việt Nam.

Thanh toán qua điện thoại di động đã trở thành yếu tố trọng yếu thứ hai đối với đa số người Trung Quốc. Đến cuối năm 2021, khoảng 903,6 triệu người sử dụng thanh toán di động ở Trung Quốc, chiếm khoảng 64% tổng dân số. Ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, người dân thanh toán trung bình 80% chi phí hàng tháng (khoảng 5.000 Nhân dân tệ) thông qua các dịch vụ thanh toán di động, trong khi ở các thành phố cấp 4 và 5, cư dân sử dụng các phương tiện này cho 90% (3.000 Nhân dân tệ) chi tiêu hàng tháng. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển của thanh toán qua điện thoại hay thanh toán không dùng tiền mặt trọng các mốc quan trọng tại Trung Quốc:

Vào năm 2018, khoảng 83% tất cả các khoản thanh toán được thực hiện qua các phương thức thanh toán di động. Trung Quốc đã phát triển khác biệt về phương thức thanh toán: trong khi hầu hết các quốc gia đã chuyển từ tiền mặt sang thẻ tín dụng và hiện đang chuyển sang điện thoại di động, thì Trung Quốc đã bỏ qua bước này. Việc sử dụng thẻ tín dụng ở Trung Quốc là lẻ tẻ, nếu không muốn nói là không tồn tại. Mặc dù thanh toán di động đang phát triển quá mức trên toàn thế giới, Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu với tỷ suất lợi nhuận lớn về mức độ thâm nhập thanh toán di động.

Vào tháng 2 năm 2020, Hiệp hội Thanh toán & Bù trừ Trung Quốc (PCAC) đã phát động một hành động nhằm khuyến khích việc sử dụng thanh toán di động, thanh toán trực tuyến và thanh toán QR để giảm nguy cơ lây nhiễm. UnionPay (Tập đoàn dịch vụ tài chính nhà nước của Trung Quốc) đã xử lý các giao dịch trị giá 1,4 tỷ Nhân dân tệ mỗi ngày, tăng 54,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo của Alipay, tần suất thanh toán xung quanh các điểm tham quan đã tăng 120%. Tương tự, việc sử dụng thanh toán qua WeChat tại các nhà hàng đã tăng 447% so với tháng 3 năm 2019.

Theo thống kê cuối năm 2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã xử lý 275 tỷ giao dịch thanh toán điện tử trong năm đó, tăng 16,9% so với năm 2020 với sự bùng nổ của thương mại điện tử, phát sóng trực tuyến. 151,22 tỷ giao dịch thanh toán di động đã được đăng ký, tương ứng tăng 22,7% so với cùng kì. Tổng tỷ lệ thâm nhập cho tất cả các hình thức thanh toán di động là 87,6% vào năm 2021 đặc biệt là các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa. Đến cuối năm 2022, giá trị thanh toán kỹ thuật số tích lũy ở Trung Quốc sẽ ước đạt 3,5 nghìn tỷ USD, đưa quốc gia này trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu rõ ràng về thanh toán kỹ thuật số, tiếp theo là Hoa Kỳ với 1,8 nghìn tỷ USD.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc (cụ thể là thanh toán qua các ứng dụng di dộng) đã có một tác động to lớn đến sự phát triển chuyển đổi số tại quốc gia này. Thực tế là thanh toán số đã thúc đẩy tổng thể quốc gia trong mọi lĩnh vực của chuyển đổi số. Và từ đó các lĩnh vực cũng tác động ngược lại sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và tạo thành sự chuyển đổi qua lại bền vững số hóa tại quốc gia tỉ dân này.

Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt: Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 241/QĐ-TTg, ngày 23/02/2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 11/04/2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Và gần đây nhất, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong Quyết định 942/QĐ-TTg, ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Điều này thể hiện tầm nhìn và sự quyết tâm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số của chính phủ trong việc phát triển Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Tuy nhiên, khó có thể so sánh sự phát triển của Việt Nam với Trung Quốc nhưng chúng ta đã, đang thúc đẩy thanh toán số song hành cùng chuyển đổi số thì chúng ta cần hiểu mấu chốt sự thành công của Trung Quốc là "thói quen".

Một cách cụ thể hơn, đó là chúng ta cần phổ cập nhận thức đúngthân thiện cho người dân về tiện lợi, hiệu quả và sự tác động to lớn của thanh toán số đến chính cuộc sống của họ. Đây là bài học điển hình và thành công nhất mà bất cứ chính phủ và quốc gia nào cũng có thể áp dụng. Nhận thức, thói quen và thành công./.

Bài viết mới nhất

Tiếp cận tín dụng số
Truyền hình số di động - Đáp ứng nhu cầu giải trí mọi lúc mọi nơi