Kết nối, chia sẻ dữ liệu về dân cư trên quy mô quốc gia

Việc vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ lệu dân cư trên quy mô quốc gia đã và đang được triển khai mang lại kết quả quan trọng, không chỉ làm giàu thêm Hệ sinh thái Chính phủ điện tử mà còn góp phần kiến tạo Chính phủ liêm chính, hành động, phát triển, phục vụ nhân dân, đảm bảo an ninh con người.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được coi là dữ liệu gốc, nền tảng của Chính phủ số. Giúp kết nối, chia sẻ thông tin dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, làm tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin dân cư, hạn chế tối đa sự trùng lặp thông tin. Và trong thực tiễn hiện nay, việc kết nối chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã mang đến những bước chuyển hiệu quả và thiết thực.


Đến nay, Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng kết nối với các bộ, ban, ngành và địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính công bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ thông tin về công dân cho cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


Tính đến tháng 06/2023, với sự quyết tâm của Bộ Công an trong tổ chức triển khai Đề án 06, CSDL quốc gia về Dân cư đã đem lại nhiều kết quả tích cực:

1. KẾT NỐI VỚI NHIỀU BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 04 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư

2. TIẾP NHẬN SỐ LƯỢNG LỚN YÊU CẦU TRA CỨU, XÁC THỰC THÔNG TIN CÔNG DÂN

Tiếp nhận tổng số 1.014.473.517 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin công dân. Trong đó, số yêu cầu tra cứu, xác thực có thông tin đúng (100% trùng khớp các thông tin) với CSDL quốc gia vê Dân cư là 604.825.046 yêu cầu; thông tin sai lệch là 409.648.471 yêu cầu.

3. TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Việc khai thác CSDL quốc về Dân cư giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.

4. HẠN CHẾ NHIỀU VẤN ĐỀ PHÁT SINH

Hạn chế việc di chuyển; thời gian chờ đợi; hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân; tinh gọn cán bộ, công chức bộ tiếp dân.

5. GÓP PHẦN LOẠI BỎ TÌNH TRẠNG "THAM NHŨNG VẶT"

Giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng "tham nhũng vặt"... kết quả là giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.


Từ nay đến năm 2025, Bộ Công an sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có sự chia sẻ, kết nối với các dữ liệu chuyên ngành và triển khai các ứng dụng phục vụ quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, có thể ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo… để phục vụ xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số vào năm 2030.

Việc vận hành hiệu quả hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân cùng với các giải pháp công nghệ thông tin đã và đang được triển khai mang lại kết quả quan trọng, không chỉ làm giàu thêm Hệ sinh thái Chính phủ điện tử mà còn góp phần kiến tạo Chính phủ liêm chính, hành động, phát triển, phục vụ nhân dân, đảm bảo an ninh con người, đóng góp thiết thực vào tiến trình xây dựng Việt Nam trở thành Quốc gia số trong tương lai.


Bài viết mới nhất

Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số